Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn không gây nguy hiểm, không để lại những biến chứng nghiêm trọng nếu bạn đăng ký nhổ răng khôn tại cơ sở uy tín và bác sĩ thực hiện đúng chuẩn y khoa.
Bất kỳ việc tác động nào cũng để lại vài triệu chứng phụ nhưng không đáng kể và nhổ răng khôn cũng vậy. Hầu hết người bệnh sẽ đều sưng vùng môi má sau nhổ răng, đôi khi không thể mở miệng một cách bình thường trong vài ngày. Tùy theo cơ địa, nhiều người bệnh có thể bị đau âm ỉ trong 2-3 ngày nhưng nếu có sự hỗ trợ của thuốc giảm đau theo liều kê đơn của bác sĩ thì tình trạng đau sẽ thuyên giảm.
Trường hợp xảy ra biến chứng sau khi nhổ răng khôn thường không phổ biến bởi đây được đánh giá là thủ thuật an toàn. Đó là giải đáp cho câu hỏi nhổ răng khôn nguy hiểm không.
Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Nhổ răng khôn không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn được thực hiện đúng quy trình với bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, có chuyên môn vững vàng cũng như có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại.
Để việc nhổ răng khôn không ảnh hưởng đến sức khỏe, nên chú ý chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng cũng như lựa chọn đúng cơ sở thực hiện.
Mối nguy hiểm khi nhổ răng khôn có thể gặp phải
Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, buộc phải nhổ. Tuy nhiên, người bệnh cũng sẽ đối diện với rủi ro và biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện nhổ răng khôn. Tuy nhiên, những biến chứng nguy hiểm thường rất hiếm gặp, bởi hầu hết mọi người đều hồi phục, trở lại trạng thái bình thường sau khi nhổ răng khôn mà không gặp vấn đề gì nếu được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, môi trường vô khuẩn và dụng cụ thủ thuật được vô trùng. Đó là những điều cần lưu ý để không nguy hiểm khi nhổ răng khôn.
Dưới đây là những biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải sau khi nhổ răng khôn:
1. Hôi miệng
Hôi miệng sau khi nhổ răng khôn có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo việc viêm nhiễm. Nếu khâu nướu không được cẩn thận khiến nướu bị hở, thức ăn dễ dàng mắc kẹt vào ổ răng vừa nhổ khiến vi khuẩn sinh sôi gây hôi miệng. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng sẽ khiến người bệnh hôi miệng sau khi nhổ răng khôn, cần lưu ý vệ sinh kỹ càng, nhẹ nhàng khu vực vừa nhổ răng khôn để tránh hôi miệng, nhiễm trùng.
2. Sưng tấy
Sưng tấy vùng mặt là tình trạng không hiếm gặp, nguyên nhân xuất phát từ việc nhổ răng khôn gây tổn thương nướu và mô mềm. Người bệnh cần lưu ý nếu mặt bị sưng tấy kéo dài hơn 3 ngày mà không có dấu hiệu ngừng hoặc giảm cùng nhiều triệu chứng như đau đớn, hôi miệng thì rất có thể đang bị nhiễm trùng, cần được xử lý kịp thời.
3. Bị bầm tím ở má, mặt hoặc cổ
Tùy thuộc vào cơ địa mà nhiều người bị bầm tím ở má, mặt hoặc cổ sau khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên, biến chứng này có thể tự khỏi sau 2 – 3 ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Đau kéo dài sau nhổ răng khôn
Do cơ địa của từng người mà tình trạng đau có kéo dài hay không, một vài trường hợp đau và sưng đến tận 2 tuần, người bệnh cần kết hợp uống thuốc giảm đau theo đơn cũng như chườm lạnh, chườm nóng để những biến chứng này thuyên giảm.
5. Chảy máu kéo dài
Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ cho người bệnh ngậm bông gòn để cầm máu, thông thường, máu chỉ chảy khoảng 1 – 2 giờ, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu người bệnh chảy máu không ngừng thì đây có thể là dấu hiệu cục máu đông bị vỡ hoặc bong tróc. Nguyên nhân chảy máu kéo dài có thể do quá trình nhổ răng khôn làm đứt mạch máu lớn hoặc do tay nghề bác sĩ không vững làm tổn thương đến các tổ chức mô xung quanh.
6. Thủng xoang hàm trên
Nếu bác sĩ thực hiện không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy cách nhổ răng khôn chuẩn y khoa thì có thể dẫn đến tình trạng thủng xoang hàm. Nguyên nhân có thể dẫn đến biến chứng này do khoang xoang hàm có cấu trúc rỗng, lại nằm gần chân răng số 6, răng số 7 và răng số 8. Lúc này, người bệnh gặp phải các triệu chứng như sốt, nhức đầu, mệt mỏi và cơn đau có thể lan rộng đến vùng hàm trên, vùng mắt và vùng trán.
7. Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Trong quá trình nhổ răng khôn, không thể tránh khỏi việc tác động đến nướu và xương gây nên cảm giác sưng, đau và khó chịu cùng với đó là những dấu hiệu cho thấy nhổ răng khôn gặp biến chứng nhiễm trùng như sốt, đau nhức, xuất hiện ổ mủ kèm theo máu,… Người bệnh gặp phải biến chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn có thể do răng khôn nằm quá sâu khiến việc rạch nướu tạo ra lỗ hổng lớn làm vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng.
8. Chấn thương thần kinh
Nhiều trường hợp người bệnh bị chấn thương thần kinh sau khi nhổ răng khôn do bác sĩ thiếu kinh nghiệm, không đủ trình độ chuyên môn dẫn đến việc tác động vào hệ thống dây thần kinh dưới răng, gây đau đớn kéo dài. Việc nhổ răng khôn có sự khác biệt về vị trí mọc và hình thể so với các răng khác nên quá trình nhổ cũng sẽ khác.
Khi thực hiện nhổ răng khôn tại cơ sở uy tín như chuyên khoa Răng Hàm Mặt, nha khoa Hải Nam với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thì sẽ không ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên triệu chứng đau nhức chỉ hết sau vài ngày chứ không để lại biến chứng nguy hiểm.
9. Tổn thương răng bên cạnh
Tổn thương răng bên cạnh hay tổn thương răng số 7 là một trong những biến chứng có thể gặp sau khi nhổ răng khôn. Khi bác sĩ thực hiện nhổ răng khôn một cách mạnh bạo sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng số 7.
10. Viêm ổ răng khô
Viêm ổ răng khô hay còn được gọi là viêm xương ổ răng là một trong những biến chứng thường gặp, tình trạng này xảy ra khi cục máu đông không phát triển, tan biến khi vết thương chưa lành. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ xử lý viêm ổ răng khô bằng cách rửa sạch ổ răng, kê thêm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm cũng như hướng dẫn chế độ chăm sóc răng miệng để tránh viêm nhiễm kéo dài. (2)
11. Không há được miệng
Dù đây không phải là triệu chứng gây nguy hiểm nhưng cũng không hiếm gặp, không há được miệng sau khi nhổ răng khôn hay còn biết đến là tình trạng cứng khít hàm tạm thời do cơ hàm nằm gần vị trí thực hiện nhổ răng khôn. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn, tùy thuộc cơ địa của người bệnh.
12. Dị ứng thuốc gây tê
Trước khi nhổ răng khôn, nếu có tiền sử dị ứng thuốc gây tê, người bệnh cần thông báo với bác sĩ thực hiện để có hướng xử lý. Ngộ độc hay dị ứng với thuốc gây tê là biến chứng hiếm gặp nhưng không phải không có.
Hiện nay, dù thuốc tê được phổ biến, dùng rộng rãi trong lĩnh vực y khoa, vô cùng an toàn nhưng nếu sử dụng vượt quá liều lượng có thể dẫn đến hiện tượng ngộ độc thuốc tê. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như khó thở, co giật toàn thân, da toàn thân nổi vân tím,… Và lúc này, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời, tránh để lại biến chứng nghiêm trọng hơn.
13. Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một trong những biến chứng có thể xảy ra, nếu người bệnh không được xử lý kịp thời, có thể nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí gây tử vong.
14. Hoại tử xương hàm
Nhiều trường hợp người bệnh có bệnh nền dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng khôn, bắt đầu từ việc nhiễm trùng huyệt ổ răng hay vùng xương hàm gây đau đớn, sưng nề, mệt mỏi, chảy dịch, xuất hiện mùi hôi, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử.
15. Gãy xương hàm
Gãy xương hàm là tình trạng hiếm gặp nhưng người bệnh cần lưu tâm, bởi nếu bác sĩ thực hiện dùng lực quá mạnh, không đúng kỹ thuật có thể khiến xương hàm dưới bị vỡ.
16. Viêm hoại tử sàn miệng
Viêm hoại tử sàn miệng là vô cùng nguy hiểm khi nhổ răng khôn, nguyên nhân do biến chứng của việc nhiễm trùng nướu. Khi bị hoại tử sàn miệng, có thể lan rộng xuống vùng dưới lưỡi, vùng hàm, vùng cằm dẫn đến nguy cơ tử vong.
17. Viêm tủy xương
Viêm tủy xương là một trong những biến chứng của việc nhổ răng khôn, trong vài trường hợp có thể bị nhầm với viêm huyệt ổ răng. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh sốt, đau và sưng tấy ở vùng vừa nhổ răng. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tháng, người bệnh nên đi khám và chụp X-quang để được chẩn đoán chính xác có bị viêm tủy xương hay không. Viêm tủy xương đòi hỏi phải điều trị lâu dài bằng thuốc kháng sinh cho đến khi khỏi bệnh.